Để làm Semolina, người ta phải nghiền xay thô các loại hạt ngũ cốc (trong đó nhiều nhất chính là lúa mì cứng), tiếp theo là sấy khô và sàng lọc thật kỹ để kết quả thu được không chứa lẫn cám hay mầm.

Số lượng protein cao và kết cấu của nó cho phép loại bột này phát triển đến mức đầy đủ các phẩm chất về giác quan như hương vị và hương thơm trong sản phẩm cuối cùng. Trong những năm qua, Công ty đã tạo ra các loại bột khác nhau cho các phạm vi sản xuất khác nhau; những loại này đều khác xa nhau về kết cấu, khoáng chất và các chất nitơ có liên quan.

Chỉ số dinh dưỡng:

> Lượng Proteins (ở dạng khô): 12%

> Lượng chất đạm (ở dạng khô): 10.5%

> Gluten index (chỉ số chất đạm): 75

> ASH (ở dạng khô): 0,60%

> Chỉ số Yellow (Yellow Index) (b Minolta): 27 min

> Granulometry (độ xay): Thô

Công dụng của bột semolina

Semolina có hàm lượng protein cao nhất trong một số loại bột mì, loại bột mì này được xem là khá lí tưởng dùng để làm mỳ pasta và làm một số món pudding của nước Ý. Semolina rất giàu gluten do vậy loại bột này cũng được dùng trong chế  biến một số món ăn và một số loại bánh khác như semoule (gâteaux de semoule), súp (potage), couscous, các loại nui spaghetti, mì ống…

Các món bánh hay các món mì được làm từ semolina thường có kết cấu khá đặc, khi ăn vẫn còn cảm nhận được rất rõ vị của lúa mì và chứa rất nhiều protein cũng như nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Khi được thêm vào súp, semolina tạo cho món súp hương vị khá đặc biệt cùng với độ sệt hoàn hảo.

Ngoài các món trên, semolina cũng được sử dụng để nấu cháo ăn dặm cho các bé. Với hàm lượng protein cùng những khoáng chất mà loại bột này có được, đây chính là một trong những lựa chọn lý tưởng cho các mẹ khi chọn bột ăn dặm cho con.